Chỉ mỗi cái hố ga mà “dây mơ rễ má” đủ thứ cơ quan quản lý. Trách nhiệm của ai ? Câu trả lời lại là: “Chờ cơ quan chức năng”.
Nắp hố ga trên đường Kha Vạn Cân bị trồi nắp khiến một phụ nữ vấp ngã bị xe cán chết thuộc trách nhiệm của Công ty Thoát nước đô thị TP ? Chưa chắc! Đây chính là ví dụ sống động về cách phân công, phân nhiệm hiện nay.
Đến thời điểm này, sau nhiều ngày kể từ khi chị Hà Thị Tuyết Mai chết vì tai nạn do vấp nắp hố ga, vẫn chưa có đơn vị nào đứng ra nhận trách nhiệm.
Giấy trắng mực đen: Trung tâm chống ngập
Theo phân cấp của UBND TP, hệ thống cầu đường sẽ do Sở GTVT và các quận, huyện quản lý; vỉa hè cũng được phân cấp cho quận, huyện; còn hệ thống thoát nước được giao cho trung tâm chống ngập và các địa phương…
Trở lại câu chuyện hố ga nơi chị Hà Thị Tuyết Mai tử nạn, hố ga này nằm trong dự án xây dựng hệ thống thoát nước đường Hoàng Diệu 2, được Sở Giao thông Công chánh (GTCC) khi đó (nay là Sở GTVT) phê duyệt từ năm 2004. Chủ đầu tư dự án là Công ty Thoát nước đô thị TP (trực thuộc Sở GTCC), nay là Công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị trực thuộc UBND TP (Công ty Thoát nước). Dự án hoàn thành từ cuối năm 2008.
Sau khi hoàn thành, hố ga này cùng với cả hệ thống thoát nước nói trên được bàn giao cho trung tâm chống ngập TP.
Cái nắp hố ga này, nguyên nhân gián tiếp khiến chị Mai tử vong, đang được quản lý theo kiểu bùng nhùng trách nhiệm.
Trong một văn bản đề nghị các địa phương, các đơn vị liên quan có những biện pháp tránh những tai nạn tương tự vụ va vào nắp hố ga thoát nước trên đường Kha Vạn Cân ngã ra đường bị xe cán chết, ông Trần Thế Kỷ, Phó Giám đốc Sở GTVT, cũng khẳng định: “Các tai nạn liên quan đến cầu đường thì thuộc trách nhiệm của Sở GTVT hay địa phương, liên quan đến vỉa hè thì địa phương phải chịu; liên quan đến hệ thống thoát nước thì thuộc trách nhiệm của trung tâm chống ngập hoặc địa phương…”.
Xem thêm: >>> Mua nắp hố ga composite
>>> Tấm nắp cống composite
>>> Báo giá nắp hố ga bằng composite
Nhưng Sở quản phần thiết kế, an toàn
Nếu cứ căn ke theo nguyên tắc trên thì quá dễ để nói: Trung tâm chống ngập hoàn toàn chịu trách nhiệm chính trong cái chết của chị Mai.
Nhưng trao đổi với người viết, đại diện trung tâm chống ngập nhìn nhận từ đầu năm 2009, đơn vị đã tiếp nhận toàn bộ hệ thống cống thoát nước cấp một, hai và ba trên địa bàn TP. Tuy nhiên, trung tâm này chỉ được giao nhiệm vụ vận hành, duy tu, còn chức năng quản lý nhà nước vẫn thuộc Sở GTVT. “Khi xảy ra tai nạn từ các hố ga do mất nắp hoặc hư hỏng thì trung tâm không chối trách nhiệm. Nhưng hệ thống thoát nước đang vận hành ổn định, không có những hư hỏng nêu trên mà gây sự cố - làm chị Mai vấp té thì Sở GTVT phải chịu trách nhiệm vì chức năng quản lý nhà nước hệ thống này vẫn thuộc về họ. “Quản lý nhà nước” trong trường hợp này là thẩm định, phê duyệt, thiết kế và kiểm tra để đảm bảo các dự án chống ngập được thực hiện đúng thiết kế, đảm bảo an toàn” - một lãnh đạo trung tâm chống ngập nói.
Chủ dự án cũng có phần
Đến đoạn này thì lại có một đơn vị “liên hệ mật thiết” với chức năng quản lý nhà nước của Sở GTVT là chủ đầu tư các dự án. Cụ thể, trong dự án có cái hố ga nói trên, đó là… Công ty Thoát nước đô thị TP. Công ty này cũng đã nhìn nhận một phần trách nhiệm do quá trình thi công lắp đặt hố ga nơi chị Mai tử vong chưa đúng thiết kế (xem box bên cạnh).
Dù vậy, Sở GTVT vẫn cho rằng trung tâm chống ngập phải chịu trách nhiệm liên đới trong vai trò là chủ sở hữu (thay mặt cho UBND TP) đối với hệ thống cống thoát nước. Ngoài việc đảm bảo cho hệ thống cống thoát nước thuộc phạm vi quản lý thông suốt đảm bảo nhiệm vụ chống ngập, trung tâm còn phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho người dân khi hệ thống thoát nước vận hành. Do vậy, theo Sở, khi xảy ra những tai nạn mà nguyên nhân xuất phát từ hệ thống cống thoát nước thì trung tâm chống ngập khó thể né trách nhiệm.
Ngoài ra, cũng theo Sở GTVT, dù chủ đầu tư của dự án là Công ty Thoát nước đã chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên với chức năng chính là “làm thuê” thì đơn vị này cũng phải có trách nhiệm liên quan ở dự án mình làm chủ đầu tư.
Vậy vai trò của Sở GTVT ra sao khi dự án làm xong đã được bàn giao, nghiệm thu? “Có một phần, tuy nhiên chúng tôi chỉ chủ yếu quản lý về chuyên ngành, giúp việc cho TP” - vị lãnh đạo Sở GTVT cho biết. Lại nữa, vị này cho rằng mặc dù nằm trồi ra đường nhưng hố ga vẫn nằm trong phạm vi vỉa hè. Mà vỉa hè này thì thuộc trách nhiệm của quận Thủ Đức (?) theo nguyên tắc phân cấp mà phó giám đốc Sở GTVT đã nói.
Trách nhiệm sẽ còn được “liên đới” tới đâu nữa?
Thi công sai thiết kế
Theo thiết kế được duyệt, tất cả gần 400 nắp hố ga thuộc dự án nằm dọc tuyến đường Kha Vạn Cân đều nằm trong vỉa hè, cách mép đường hơn 80 cm. Nhưng thực tế hố ga gây họa cho chị Mai lại nằm sát với mép đường, dễ làm người đi đường va vào.
Chiều 14-10, ông Lê Thanh Sơn, Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị TP.HCM, nhìn nhận: Qua kiểm tra ban đầu, có một số hố ga được thi công không đúng so với thiết kế. “Có thể do xử lý kỹ thuật (do vỉa hè nhỏ, vướng công trình ngầm…) nên có sự dịch chuyển các hố ga sai lệch so với thiết kế. Cụ thể ra sao thì công ty đang rà soát lại hồ sơ để kiểm tra”.
Xưởng sản xuất nắp hố ga Thành An
“Trên địa bàn TP, thậm chí ở quận 1, quận 3 có khá nhiều nắp hố ga tương tự. Có thể do tuyến đường Kha Vạn Cân hẹp, mật độ xe đông đúc thì hố ga đã trở thành nguyên nhân gây họa. Công ty thường xuyên tuần tra, kiểm tra hệ thống thoát nước nhưng lâu nay chỉ tập trung vào nắp hố ga cao thấp, hư hỏng chứ ít để ý đến việc hố ga trồi ra đường. Đây là kinh nghiệm sẽ được quan tâm sâu sắc và chúng tôi đã có kế hoạch rà soát tất cả hố ga có tình trạng tương tự để khắc phục ngay” - ông Sơn nói.
Liên quan đến vụ tai nạn chết người, ông Sơn khẳng định không né tránh trách nhiệm của chủ đầu tư, cũng không đùn đẩy trách nhiệm cho các cơ quan khác và đã cử đoàn đến gia đình nạn nhân thăm viếng, chia buồn. Nhưng “trách nhiệm cụ thể như thế nào thì phải chờ kết quả khám nghiệm hiện trường, kết luận của cơ quan chức năng”.
MINH PHONG