Cơ khí là một ngành khoa học kỹ thuật có tính ứng dụng cao, giữ vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống. Cơ khí tạo ra các sản phẩm máy móc, thiết bị và các công cụ thay thế lao động thủ công, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo ra các sản phẩm dân dụng phục vụ đời sống con người.
Cơ khí được thấy nhiều trong công tác thiết kế và sửa chữa thuộc các lĩnh vực như: gia công các sản phẩm nắp hố ga gang, ô tô, máy bay, các phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, vũ khí,…
Cơ hội nào cho sinh viên nghành cơ khí ra trường ?
5 điều cần biết về thợ cơ khí
Từ nhỏ bạn đã hay táy máy với chiếc cờ-lê và ốc vít, bạn thích thú tháo tung mọi thứ rồi lắp lại từng phần một? Vậy đã bao giờ bạn nghĩ mình có thể trở thành một người thợ cơ khí hay chưa?
Cơ khí là nghề phổ biến hiện nay tại Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng lao động của nghề cơ khí có khắp mọi vùng trên cả nước, vì vậy, học nghề cơ khí sẽ có nhiều cơ hội làm việc. Tuy nhiên, cơ khí lại là một ngành kỹ thuật đòi hỏi phải có sự kết hợp của rất nhiều yếu tố. Để đứng vững và thành công với nghề thì tất yếu bạn phải hiểu rõ về thợ cơ khí.
1. Thợ cơ khí là gì?
Thợ cơ khí là một ngành nghề trong xã hội (nhất là xã hội công nghiệp), trong đó, một thợ sử dụng các công cụ, phụ tùng một cách thành thạo để lắp đặt, thay thế, phục hồi, sửa chữa máy móc hoặc sửa chữa để vận hành máy móc.
2. Thợ cơ khí làm gì?
Mỗi loại thợ cơ khí sẽ có công việc đặc thù riêng gắn với loại máy móc, thiết bị, phương tiện thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình, nhưng về cơ bản công việc của thợ cơ khí thường bao gồm:
- Tuân thủ theo danh mục những thủ tục, bộ phận cần khám xét, kiểm tra.
- Chạy thử các phương tiện để tìm ra các bộ phận hoạt động không tốt.
- Kiểm tra hệ thống phanh, động cơ lái, bộ chuyền động và các bộ phận khác của phương tiện.
- Sử dụng các công cụ, phụ tùng một cách thành thạo.
- Hàn, lắp ráp, chế tạo, hoàn thiện các chi tiết máy móc.
- Làm công việc bảo dưỡng hàng ngày như thay dầu, kiểm tra pin, bôi trơn các thiết bị.
- Sửa chữa và thay thế các bộ phận, phụ tùng, thiết bị điện và cơ khí đã hỏng.
- Tháo gỡ và lắp đặt lại các bộ phận.
- Kiểm tra chạy thử lại các phương tiện để đảm bảo chúng đã chạy tốt.
- Tìm hiểu nguyên nhân sự cố, sửa chữa, phục hồi theo ý kiến, mong muốn của khách hàng.
3. Thuận lợi và khó khăn
- Thuận lợi lớn của người kỹ sư cơ khí là có thể học nghề nhanh trong vòng 1,5 năm đến 2 năm là đã có thể tham gia lao động nghề nghiệp. Việc học không đòi hỏi tư duy nhiều, mà cần chăm chỉ luyện tập và nhanh nhạy trong các thao tác. Điều này thuận lợi cho rất nhiều thanh niên cần học để có việc ổn định kiếm nguồn thu nhập.
- Thời gian đầu đi làm rất vất vả về công sức lao động và tìm định hướng chuyên môn cao hơn. Quá trình rèn luyện và học nghề vẫn phải tiếp tục sau khi đã có việc làm, nếu chịu khó chăm chỉ phát triển chuyên môn, thì cơ hội sẽ đến rát nhiều.
- Công nhân cơ khí đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao, trong công việc phải cụ thể, tỉ mỉ, chính xác, có ý thức trách nhiệm với sản phẩm mình làm. Sinh viên mới ra trường thường yếu chuyên môn, ít có tâm huyết để nỗ lực phát triển chuyên môn, vì vậy hơi khó khăn trong giai đoạn đầu.
- Việt Nam đang tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu của nghề cơ khí trong tương lai còn tăng cao hơn. Thị trường lao động cơ khí có tay nghề cao đang cạnh tranh rất khốc liệt bởi đơn vị nào cũng cần.
4. Thợ cơ khí cần có những kỹ năng gì?
Để có thể tham gia lao động vào nghề cơ khí, các doanh nghiệp, nguời thuê lao động luôn đòi hỏi các kiến thức và kỹ năng mà bạn cần phải rèn luyện như sau:
+ Kỹ năng đọc bản vẽ kỹ thuật: vì hầu hết các chi tiết được đặt hàng đều thông qua bản vẽ kỹ thuật, bạn sẽ nhận lấy bản vẽ kỹ thuật của chi tiết cơ khí sẽ gia công, vì vậy, nếu không đọc được bản vẽ bạn sẽ không thể làm được bất cứ điều gì.
+ Kỹ năng gia công sản phẩm trên máy tiện.
+ Kỹ năng gia công sản phẩm trên máy phay
+ Kỹ năng hàn: hàn có nhiều kỹ thuật khác nhau, công nghệ sử dụng cũng nhiều. Để đáp ứng được yêu cầu công việc trong môi trường công nghiệp, bạn phải được rèn luyện phát triển kỹ năng hàn của bản thân.
+ Kỹ năng an toàn lao động và làm việc chuyên nghiệp.
5. Cơ hội việc làm
- Cơ khí có độ phủ rộng khắp nước, vì vậy bạn có thể xin được các vị trí như thợ tiện, thợ hàn, thợ cơ khí… trong các xưởng cơ khí trên khắp nước. Bạn có thể xin vào làm ngay tại các xưởng cơ khí ở địa phương.
- Trở thành công nhân cơ khí trong các nhà máy cơ khí: trở thành thợ hàn chuyên nghiệp, thợ tiện chuyên nghiệp… và có thể xuất khẩu lao động với các chuyên môn trên.
- Trở thành công nhân sản xuất tại các nhà máy sản xuất gang thép, luyện kim.
Xem thêm: